Banner top danh mục

Bạn đang dùng vàng để thử chì trong son? Bạn tin vào một thỏi son ăn được?

Admin
26/02/2019 11:49:00

Lại tiếp tục chủ đề “khổ lắm, nói hoài”, nhưng mà không nói thì vẫn còn nhiều người “mê tín” bặm môi trợn mắt chà cái nhẫn vàng lên màu son quết trên tay, thấy nó đen thui là xắn váy xắn áo "tra khảo" người bán son: “tại sao dám bán cho tui thỏi son có chì”, mệt lắm, các bác thông thái có công nhận hông?


Đó, rồi cũng vì vậy mà dẫn đến mấy cái quảng cáo son quá trớn, để thể hiện tui đây bán “son không chì”, người ta sẵn sàng ăn.. son. Gì chứ vụ ăn son tui thấy nó rất là tởm đó mà! Người ta cầm thỏi son nhét vô miệng, nhai nhai nhai rồi uống nước nuốt nuốt nuốt. Mắc ói hà! Mỹ phẩm chứ có phải là thực phẩm đâu, dù an toàn ra sao thì cũng đừng tuyên truyền quá đà kiểu đó. 

Túm lại là, đừng quá mê tín mà thử son bằng vàng nhưng cũng cần tỉnh táo để không tin mấy người nhai son. 

 

 

Nói thêm:
Đến nay, không có bất cứ nhà khoa học nào công nhận cách dùng vàng để kiểm tra chì trong son. Màu đen tạo ra khi chà nhẫn vàng lên son hay các loại mỹ phẩm khác thực ra là phản ứng giữa vàng và thành phần kẽm oxide hoặc titanium dioxide. Đây là các khoáng chất có tác dụng chống nắng và làm lớp nền cho màu sắc của mỹ phẩm. Kẽm oxide hay titanium dioxide đều không có hại, chúng còn là thành phần chính của dung dịch hồ nước – thường được bác sĩ da liễu khuyên dùng để bôi lên các vết zona thần kinh, có tác dụng làm dịu da, dịu vết thương, rất lành tính, không gây kích ứng da.

Câu nói “son phải có chì thì mới bền màu” chỉ là một câu nói mang tính chất truyền miệng, chứ nó không hề có trong bất cứ bài giảng về kiến thức sản xuất mỹ phẩm nào hết mấy bạn ơi. 

Vậy có nhà sản xuất nào cố tình cho thêm chì vào thỏi son không? 

Sự thật là kim loại chì tồn tại ở khắp nơi, nó có cả trong những loại thực phẩm mang màu đỏ tự nhiên, có cả trong nguồn nước máy mà mấy bạn sử dụng hàng ngày. Trong thỏi son của bạn có lẫn chì, bởi vì ngay trong quá trình khai thác các khoáng chất tạo màu cho son, thì chì đã nằm lẫn trong đó mà không thể lọc sạch được. 

Chính vì vậy, dù là bạn dùng son của châu Á hay châu Âu, son giá bình dân hay son hàng hiệu đắt đỏ, son màu đậm hay màu lợt, thậm chí là son có nguồn gốc hữu cơ 100% hay son được sản xuất công nghiệp bởi các tập đoàn mỹ phẩm lớn, thì cũng không thể tránh được chì. Cho nên, thôi hãy dẹp vụ lấy trang sức trong nhà ra để chà coi son có đổi màu hay không, bạn nha :)

Cách duy nhất để xác định hàm lượng chì trong son là phải đem đến phòng thí nghiệm để phân tích. Trước đây, FDA (Cơ quan quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ) đã kiểm tra ngẫu nhiên nhiều mẫu son trên thị trường, kết quả cho thấy hàm lượng chì lẫn trong son đều thấp hơn mức cho phép, tức là đều an toàn cho sức khỏe của người sử dụng. Một thông tin thú vị là theo kết quả kiểm tra đó, thỏi son có hàm lượng chì cao nhất lại là một thỏi son màu hồng, đi ngược lại với quan điểm “truyền miệng” của nhiều người là son màu càng đậm thì càng chứa nhiều chì. Cho đến nay, chưa có một cơ quan quản lý nào đưa ra khuyến cáo khẳng định có loại son nào chứa hàm lượng chì vượt quá mức cho phép. 

Chính vì còn rất nhiều người chưa tiếp cận được với thông tin chính thống này, nên nhiều cá nhân lợi dụng tâm lý lo lắng, bất an của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ mang thai để quảng cáo về các loại “son không chì”. Son không đổi màu khi bị chà xát với vàng không đồng nghĩa với việc thỏi son đó có thành phần lành tính, được sản xuất trong môi trường đảm bảo... Thậm chí, kể cả khi người bán hàng đăng cảnh mình “ăn” hết một thỏi son, thì cũng không thể khẳng định là công thức son này an toàn cho phụ nữ có thai, bởi cơ địa của phụ nữ mang thai rất nhạy cảm, có thể dị ứng với những thành phần đơn giản quen thuộc nhất. 


Có rất nhiều điều khiến bạn cần cẩn trọng hơn khi lựa chọn một thỏi son yêu thích. Ví dụ, son sản xuất handmade vẫn có thể sử dụng các loại phẩm màu kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, sử dụng các loại dầu, sáp quá hạn sử dụng gây ra mùi ôi, giảm độ dưỡng ẩm cho son; son có thương hiệu danh tiếng cũng có thể dễ bị làm giả, làm nhái, gây kích ứng khi dùng. 

Cuối cùng, kể cả khi đã tự tay mua được một thỏi son “uy tín”, bạn cùng cần chú ý chống nắng cho môi, thường xuyên tẩy tế bào chết, và luôn nhớ phải tẩy trang kỹ cho môi hàng ngày thì mới không sợ bị thâm môi, hoặc đảm bảo môi không bị lão hóa sớm.

Xem thêm tại đây.

Bình luận

Bạn cần Đăng nhập để thực hiện bình luận


Loading...

Bạn có thắc mắc muốn chia sẻ ?

Video clip làm đẹp
  • Gầu là hệ quả của những nguyên nhân bất ngờ

  • Cục mụn khó ưa - Hay nổi mụn quá phải làm sao?

Thương hiệu uy tín

 

Đang x lý...