Banner top danh mục

Ô nhiễm môi trường tác hại lên da thế nào?

Admin
06/03/2018 15:18:00

Da của con người đóng vai trò là rào cản bảo vệ cơ thể, nhưng lại trở thành mục tiêu đầu tiên chịu tác động của các chất ô nhiễm không khí. Buồn thay Việt Nam lại là đất nước đang bị cảnh báo về tình trạng ô nhiễm môi trường khiến chúng ta lo lắng và cần nhiều biện pháp bảo vệ không chỉ da mà còn là sức khoẻ của bản thân.

 

Ô nhiễm không khí tác động lên da gồm có: các bức xạ mặt trời (UVA, UVB), các hydrocacbon (PAHs), các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC), oxit nitơ (NOx), các hạt vật chất (PM), và khói thuốc lá.

Tùy thuộc vào tính chất của các chất gây ô nhiễm và tình trạng da của mỗi người dẫn đến sự tác động của các chất ô nhiễm lên da khác nhau. Tác động này ảnh hưởng đến chức năng bảo vệ da, trong cả hai quá trình chuyển hoá lớp lipid trên lớp sừng và các thành phần protein của corneocytes (là những tế bào dẹt hình thành lớp da bên ngoài cơ thể). Da hoàn toàn có khả năng tự bảo vệ khỏi môi trường, nhưng việc tiếp xúc hằng ngày, thường xuyên và mật độ ô nhiễm ngày càng cao vượt quá khả năng phòng thủ bình thường của cơ thể, huống gì da chúng ta.

 

 

Không những thế, ô nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng bình thường của lipid, AND/protein của da người, làm đẩy nhanh quá trình lão hoá da, viêm hoặc bệnh dị ứng như viêm da dị ứng, bệnh vẩy nến, mụn trứng cá, và ung thư da.

Ô nhiễm không khí và hiệu ứng trên da

- Tia cực tím: UVR năng lượng mặt trời bao gồm ba vùng quang phổ là UVA (320-400 nm), UVB (280-320 nm), và UVC (180-280 nm). Hơn 95% UVR năng lượng mặt trời đến bề mặt Trái đất là UVA, 1-5% là UVB, trong khi hầu hết UVC được tầng khí quyển hấp thụ, chỉ có ảnh hưởng xấu rất nhỏ đến sức khỏe con người.

UVA gây ra lão hóa, cùng với UVB, tia cực tím này làm gia tăng sắc tố da, ức chế miễn dịch. Tuy nhiên, các tia UVA và UVB tác động lên da qua các cơ chế khác nhau về chiều sâu của bước sóng. UVB phần lớn bị hấp thụ bởi biểu bì thành phần tế bào (protein, DNA), trong khi bức xạ UVA thấm sâu vào lớp đáy của biểu bì và nguyên bào sợi da. UVA kết hợp với ô nhiễm môi trường làm gia tăng thêm các tác hại của ánh nắng (photodamage) như nếp nhăn, da khô ráp, sạm đen không đều màu, đốm nâu, nám.

- Polycyclic Aromatic Hydrocarbons (PAH): PAHs là những chất ô nhiễm hữu cơ phổ biến nhất được tìm thấy trong khí thải ô tô (đặc biệt là từ động cơ diesel), và trong tất cả khói do đốt các vật liệu hữu cơ (kể cả khói thuốc lá). Đặc biệt khi khí hậu trở lạnh, chất này lơ lửng trong không khí và khó bốc hơi hết, càng khiến tình trạng ô nhiễm trầm trọng hơn.

PAHs tiếp xúc da qua lỗ chân lông, và hấp thụ vào bên trong gây ra lão hoá da. PAHs còn liên quan đến sự phát triển của ung thư da.

- Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC): Emission VOCs bắt nguồn từ việc sử dụng các dung môi hữu cơ trong các loại sơn, vecni, các sản phẩm xe sơn tút sửa chữa sơn xe hơi, khói thuốc trong môi trường, khí thải từ xe ô tô và từ khí thải từ các cơ sở công. Nghiên cứu tế bào sừng nuôi cấy cho thấy rằng tiếp xúc với VOC tăng cytokine, gây ra phản ứng viêm hoặc dị ứng như viêm da dị ứng, bệnh chàm.

- Oxit: Oxit ô nhiễm gồm các loại là Oxit nitơ, Sulfur dioxide (SO 2), CO, được phát ra chủ yếu từ các nguồn đốt di động và cố định, có thể được hình thành từ việc nhiệt điện và khí thải công nghiệp, hoạt động núi lửa hay cháy rừng và các quá trình công nghiệp) và các nguồn tự nhiên (hoạt động núi lửa, cháy rừng). Các chất oxit này khiến bệnh viêm da dị ứng ngày càng tăng trong vài thập kỷ qua. Một số nghiên cứu chỉ một số khu vực ô nhiễm cao, tỷ lệ bệnh viêm da ở trẻ em và tỷ lệ bệnh chàm ở học sinh  tăng cao hơn hẳn.

- Particulate Matter (PM): Particulate Matter (PM) từ các nhà máy, nhà máy điện, lò đốt, ô tô, hoạt động xây dựng. Một nghiên cứu khác cho thấy một mối tương quan đáng kể giữa PM tiếp xúc với ô nhiễm môi trường từ khói xe và bồ hóng, gây ra lão hoá da, các bệnh lý liên quan đến sắc tốt, gây ra nếp nhăn trên da.

Ô nhiễm không khí với các hiệu ứng trên da bao gồm lão hóa da, viêm da dị ứng, ung thư da, bệnh vẩy nến, và mụn trứng cá. Không chỉ có da, ngay cả sức khoẻ cũng ảnh hưởng lớn bởi sự tấn công của các bệnh về hô hấp, nhiễm trùng.

 

 

Để bảo vệ sức khoẻ và sắc đẹp, các bạn chú ý:

- Đeo khẩu trang mỗi khi ra đường.

- Tránh di chuyển ngoài đường vào những giờ cao điểm.

- Luyện tập thể dục và ăn uống hợp lý nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể.

- Chăm sóc da đúng cách:

 + Luôn sử dụng kem chống nắng ít nhất 20 phút trước khi ra đường hoặc tiếp xúc với nắng.
 + Bước làm sạch cực kỳ quan trọng, bạn nên dùng phương pháp Double Cleansing (rửa mặt kép) để lấy sạch bụi bẩn và dầu thừa.
 + Sử dụng các sản phẩm chống lão hoá càng sớm càng tốt.
 + Cấp nước và giữ ẩm tốt cho da, chống lại các tác hại của môi trường.
 + Detox cho da hằng tuần với mặt nạ đất sét kết hợp xông hơi.

 

Trong các sản phẩm dưỡng của của một số thương hiệu mỹ phẩm thiên nhiên như Skinna, nhà điều chế đều lựa chọn để đưa vào các nguyên liệu chống ô nhiễm (anti – pollution) như các thành phần Ceramide I, Ceramide III, Ceramide V, vitamin C, allantoin, peptide 1, peptide 7, peptide 10, peptide 5, tế bào gốc (stem cell) từ bí ngô để bảo vệ các tế bào và lớp màng lipid barrier cho da.

Chúc các nàng bảo vệ làn da và nét thanh xuân của mình, sẵn sàng đối mặt với ô nhiễm nhé!

Bình luận

Bạn cần Đăng nhập để thực hiện bình luận


Loading...

Bạn có thắc mắc muốn chia sẻ ?

Video clip làm đẹp
  • Gầu là hệ quả của những nguyên nhân bất ngờ

  • Cục mụn khó ưa - Hay nổi mụn quá phải làm sao?

Thương hiệu uy tín

 

Đang x lý...