Banner top danh mục

Chăm sóc da chân, cải thiện gót chân khô nứt nẻ mùa đông

Admin
17/11/2020 09:42:00

 Hướng dẫn cách chăm sóc da chân vô cùng đơn giản.

Mùa đông sắp đến rồi, cùng với những cơn gió khô hanh không chỉ làm cho da mặt, da tay của chúng ta trở nên khô ráp mà da chân cũng vậy. Đặc biệt vùng da gót chân ít được chú ý chăm sóc dưỡng ẩm sẽ trở nên khô nứt nẻ, thậm chí là chảy máu, gây cảm giác đau rát, khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt.

Ngày bé, mùa đông năm nào mình cũng khóc mếu vì mỗi lần đi tất, gót chân bị nẻ dính vào tất, tháo ra rất đau. Mãi khi lớn lên mình mới biết hóa ra chăm sóc da chân vô cùng đơn giản (vậy mà chịu khổ bao nhiêu năm). Bài viết này chia sẻ với các chị em kinh nghiệm "xương máu" chăm sóc da chân, trị gót chân khô nứt nẻ của mình.

 

(Ảnh: medicalnewstoday)

 

1. Đối với gót chân mới khô cứng và thô ráp, bong tróc

Cũng như da mặt, da tay, body hay bất cứ vùng da nào khác trên cơ thể, da chân và đặc biệt là gót chân sẽ không tránh khỏi quy luật tái tạo liên tục của làn da. Các lớp tế bào chết trên da nếu không được làm sạch sẽ tạo thành lớp sừng đóng ở ngoài cùng của bề mặt da, lâu dần tích tụ thành mảng. Gặp điều kiện khô hanh, không được dưỡng ẩm sẽ ngày càng khô cứng và bong tróc.

Vì vậy, việc đầu tiên cần làm là tẩy tế bào chết cho da. Tẩy tế bào chết cho da chân, đặc biệt là gót chân có nhiều cách, nhưng cách mình hay làm và đơn giản nhất, đó là ngâm chân vào nước ấm có pha 1 chút muối. Ngâm tầm 5 – 7 phút khi phần da ở gót chân đã mềm ra, các bạn dùng bàn chải đánh răng loại mềm, nhẹ nhàng chà vào gót chân, để lớp da chết theo đó bong ra, thực hiện 1-2 lần mỗi tuần. Sau khi làm sạch da, các bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm tẩy tế bào chết chuyên dụng cho da chân để tăng thêm tính hiệu quả.

Khi nào chăm chỉ và "sang hơn", thay vì ngâm chân bằng nước muối ấm, mình thường ngâm chân bằng rượu gừng nghệ hạt gấc, vừa tăng hiệu quả dưỡng da chân, vừa giúp lưu thông máu, giảm nhức mỏi xương khớp, giúp giấc ngủ ngon hơn. Sau khi ngâm chân, các bạn dùng khăn sạch thấm khô. Khi da còn ấm và ẩm, các bạn có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm, dầu dưỡng ẩm thoa đều vào toàn bộ 2 bàn chân, đặc biệt là vùng da ở gót chân. Để đạt hiệu quả cao hơn thì các bạn có thể dùng Dầu massage hạt gấc của BiMore. Lưu ý là vùng gót chân da thường cứng và dầy hơn, nên để đạt được hiệu quả các bạn nên massage kĩ hơn các vùng da khác để dầu có thể thẩm thấu tốt hơn vào da.

 

(Ảnh: canyonranch)

 

2. Đối với gót chân khô nứt nẻ, chảy máu

Đối với vùng da gót chân đã bị khô nứt nẻ và chảy máu, việc áp dụng như trường hợp một sẽ rất đau và xót, chưa kể một số sản phẩm không thể dùng cho những vùng da có vết thương hở. Đối với trường hợp này, mình thường chỉ ngâm chân bằng nước ấm, nhẹ nhàng dùng tay để rửa sạch những vùng da bị bong tróc nứt nẻ, nếu sử dụng bàn chải cũng hết sức nhẹ nhàng, chỉ dùng cho những phần da không bị nứt nẻ quá sâu.

Khi bôi dầu dưỡng hay kem dưỡng cũng vậy, bôi nhẹ nhàng, tránh những vùng vết thương hở. Việc chăm sóc da chân ở trường hợp này sẽ khó và hiệu quả chậm hơn trường hợp một. Tuy nhiên, chỉ cần chăm sóc cẩn thận đều đặn vài lần, phần da gót chân sẽ mềm dần ra và lành lại. Lúc ấy bạn có thể áp dụng như trường hợp một. 

Nguồn: Mai Thanh Nguyen - Group Tự tin Đẹp không cần hoàn hảo 

Bình luận

Bạn cần Đăng nhập để thực hiện bình luận


Loading...

Bạn có thắc mắc muốn chia sẻ ?

Video clip làm đẹp
  • Gầu là hệ quả của những nguyên nhân bất ngờ

  • Cục mụn khó ưa - Hay nổi mụn quá phải làm sao?

Thương hiệu uy tín

 

Đang x lý...