Banner top danh mục

"Farm to Skin" - Khẩu hiệu mới, tiêu chuẩn mới cho mỹ phẩm thiên nhiên

Admin
06/08/2020 09:01:00

Trào lưu này kêu gọi một quy trình khép kín ngay từ việc nuôi trồng nguồn nguyên liệu sạch để tạo ra các công thức mỹ phẩm thiên nhiên.

"Farm to Skin" được hiểu là "từ nông trại đến làn da". Khái niệm này đang được coi là một trào lưu mới cho mỹ phẩm thiên nhiên, cụ thể là mỹ phẩm dưỡng da.

Trào lưu này kêu gọi một quy trình khép kín ngay từ việc nuôi trồng nguồn nguyên liệu sạch để tạo ra các công thức mỹ phẩm thiên nhiên. Nói cách khác, các hãng mỹ phẩm thiên nhiên không chỉ thu mua nguyên liệu từ các nhà cung cấp, mà phải là người đứng ra chịu trách nhiệm việc gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch nguyên liệu đủ tiêu chuẩn sạch, thậm chí là đạt tiêu chuẩn hữu cơ.

 

(Ảnh: huffingtonpost)

 

Một số hãng mỹ phẩm thiên nhiên thế giới đã đi theo trào lưu này, ví dụ như Osmia Organics, Bottega Organica hoặc Board and Batten. Ở Việt Nam, những người thích dùng mỹ phẩm Nga có thể sẽ khá quen thuộc với thương hiệu Natural Siberica, thương hiệu này cũng sở hữu một trang trại trồng nguyên liệu hữu cơ rất lớn.

"Farm-to-skin" tất nhiên sẽ mang đến nhiều lợi thế và cũng không phải là không có hạn chế. Nếu thương hiệu mỹ phẩm chủ động ngay từ vấn đề gieo trồng nguyên liệu thì họ không chỉ kiểm soát được vấn đề an toàn vệ sinh, loại trừ được nguy cơ từ hóa chất, mà còn kiểm soát được chất lượng của nguyên liệu. Ví dụ để hoa hồng cho ra lượng tinh dầu tốt nhất thì phải trồng trên điều kiện như thế nào, thu hoạch ra sao.

Về hạn chế, ngoài việc đòi hỏi tiềm năng kinh tế mạnh, thì "farm-to-skin" có thể khiến doanh nghiệp khó mở rộng công thức phong phú hơn. Chẳng hạn thổ nhưỡng, khí hậu ở Việt Nam chỉ hợp cho các loại cây trồng nhiệt đới, thì các công thức mỹ phẩm "farm-to-skin" "made in Viet Nam" không thể dùng các nguyên liệu ôn đới như dầu olive, tinh dầu hương thảo v.v...

 

(Ảnh: barrebody)

 

"Farm to Skin" được coi là tiêu chuẩn mới, không chỉ vì nó khiến người tiêu dùng yên tâm hơn về chất lượng mỹ phẩm, mà đồng thời còn đem đến cơ hội phát triển nông nghiệp cho địa phương. Thương hiệu theo đuổi hướng đi "farm-to-skin" thì không chỉ phải đầu tư nhân lực có kiến thức về mỹ phẩm, mà lại cần có cả nhân lực phụ trách mảng trồng trọt, ví dụ như kỹ sư nông nghiệp hay chuyên gia về khí hậu, thời tiết. Nhìn chung, bản thân người chủ thương hiệu đó phải là người có tình yêu rất lớn với thiên nhiên, thực sự trân trọng từng cánh hoa, từng giọt tinh dầu, từng chiếc lá trà xanh hay từng trái gấc.

Bản thân khách hàng sử dụng mỹ phẩm"farm-to-skin"cũng nhận được rất nhiều lợi ích. Mỹ phẩm dưỡng da với trào lưu này sẽ hoàn toàn minh bạch về nguyên liệu, thành phần, nguồn gốc. Khi bạn tô một thỏi son, bạn biết chính xác rằng nó được làm bằng dầu được ép từ những trái dừa của tỉnh nào, huyện nào. Khi bạn dùng một hũ kem dưỡng da, bạn thậm chí còn biết hương thơm này không phải là của hương liệu nhân tạo, mà là từ tinh dầu của loài hoa được trồng ở đâu, và vì thời tiết của năm nay khác với năm ngoái, nên chất lượng tinh dầu cũng khác nhau, và mùi hương của lọ kem dưỡng mới sẽ khác lọ kem dưỡng cũ như thế nào.

Tham khảo từ Beautyhero

Nguồn: Bam Bi

Bình luận

Bạn cần Đăng nhập để thực hiện bình luận


Loading...

Bạn có thắc mắc muốn chia sẻ ?

Video clip làm đẹp
  • Cận cảnh hướng dẫn cách bôi dặm lại kem chống nắng

  • Trang điểm Tone Hồng Đất cho vẻ ngây thơ quyến rũ

Thương hiệu uy tín

 

Đang x lý...