Banner top danh mục

Những thương hiệu mỹ phẩm ra mắt đúng mùa đại dịch, họ đang gặp những khó khăn nào?

Admin
06/05/2020 13:29:00

Với các tín đồ làm đẹp, mấy bạn có khi nào tò mò, liệu những thương hiệu vốn đã định lên kế hoạch ra mắt thị trường vào đầu năm 2020, thì họ đang phải đối mặt với điều gì không?

Khỏi cần phải nói, để ra mắt được một thương hiệu mỹ phẩm vào một ngày trời quang mây tạnh vốn đã vô cùng khó khăn. Vậy nếu dự định ra mắt thị trường vào đúng “thời kỳ tăm tối” của lịch sử 2020 thì... 

Đại dịch COVID- 9 gây ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế toàn cầu, điều này đã trở thành một thông điệp lặp đi lặp lại trên các bản tin thời sự rồi. Người ta thường nhắc đến nỗi đau của ngành du lịch, của giao thông vận tải, dịch vụ ăn uống, đôi khi cũng nhắc đến nỗi niềm của các dịch vụ làm đẹp như spa, tiệm nail, salon tóc v.v... Vậy còn với các tín đồ làm đẹp, mấy bạn có khi nào tò mò, liệu những thương hiệu vốn đã định lên kế hoạch ra mắt thị trường vào đầu năm 2020, thì họ đang phải đối mặt với điều gì không?

 

(Ảnh: jakpost)

 

Chúng ta có thể hình dung như vầy, mỗi thương hiệu mỹ phẩm đều được thai nghén trong thời gian rất dài, là thành quả chứa đựng nhiều mồ hôi, nước mắt và tất nhiên là tiền bạc. Những người sáng lập các thương hiệu mỹ phẩm có thể chuẩn bị kế hoạch dự phòng cho mọi rủi ro, ví dụ như không được thị trường đón nhận, bị đối thủ cạnh tranh chơi xấu... nhưng đâu có ai tính đến một cuộc khủng hoảng toàn cầu do dịch bệnh lây lan.

Giống như nhiều ngành nghề khác trong đại dịch, ngành mỹ phẩm gặp vấn đề lớn nhất là khó khăn tài chính. Thương hiệu không thể ra mắt đúng thời gian dự định có nghĩa là họ sẽ không có bất cứ khoản doanh thu nào, trong khi vẫn phải trả lương cho nhân viên và chi phí vận hành sản xuất.

Ngoài ra, với đặc thù riêng của mỹ phẩm, đặc biệt là các thương hiệu sử dụng nguyên liệu thiên nhiên, thì khó khăn còn đến từ khâu tìm kiếm, nhập khẩu nguyên vật liệu. Ví dụ như, một thương hiệu mỹ phẩm dưỡng da của Mỹ dự định ra mắt trong mùa hè năm nay là Topicals đã gặp khó khăn lớn khi đa phần nguyên liệu cần được nhập khẩu từ Ý, mà Ý thì mấy bạn biết rồi đó, hiện đang là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng của dịch bệnh và nhiều nơi phải thực hiện lệnh phong tỏa nghiêm ngặt. Rồi, một thương hiệu khác cũng dự định ra mắt đầu năm nay là Goodhabit thì gặp khó khăn trong khâu đóng gói, vì các nhà máy được phép hoạt động thì cũng phải giảm công suất để thực hiện lệnh giãn cách xã hội. Ở Việt Nam, mấy tháng vừa qua, riêng vụ thiếu hụt chai lọ do cấm biên thôi đã khiến nhiều thương hiệu mỹ phẩm liểng xiểng rồi.

Có thể nói, các thương hiệu có quy mô càng lớn, càng bài bản chuyên nghiệp đến đâu thì càng có nguy cơ gặp khủng hoảng đến đó. Những ai từng có cơ hội làm việc cho các tập đoàn lớn hẳn sẽ hiểu có những chiến lược marketing đã được bàn bạc và chốt từ tận năm ngoái, nhưng chính sự “lo xa” đó lại khiến các chiến lược này hoàn toàn vô dụng và lỗi thời khi thế sự thay đổi chỉ trong vài chục ngày bệnh dịch lây lan. Đội ngũ lãnh đạo và marketing của các thương hiệu này chắc chắn phải lên kế hoạch mới từ con số 0, đã vậy lại còn không được họp mặt trực tiếp mà phải bàn bạc từ xa, họp hành online, thậm chí quay video quảng cáo thương hiệu với phong cách hết sức... cây nhà lá vườn.

Mỹ phẩm bị tính là hàng hóa không thiết yếu (thật là bất công mà), do đó, việc vận chuyển hàng hóa cũng gặp một số khó khăn kể cả khi các thương hiệu đã chuyển qua hướng kinh doanh trực tuyến.

Những thương hiệu mỹ phẩm ở phân khúc bình dân, phân phối ở các siêu thị lớn và một số nhà thuốc sẽ gặp thuận lợi hơn vì người dân vẫn được phép đi mua đồ ở những địa điểm này. Nhưng với những thương hiệu cao cấp, dự định được bán ở các cửa hàng riêng, hoặc các địa điểm bán lẻ mỹ phẩm nổi tiếng như Sephora hay các trung tâm thương mại thì coi như đã quay vào ô mất lượt. Đặc biệt, một trong những trải nghiệm không thể thiếu khi mua sắm mỹ phẩm là dùng mẫu thử trực tiếp tại quầy, giờ đây lại có thể gây nguy cơ lây nhiễm tại những khu vực mà chính quyền chưa kiểm soát được dịch bệnh.

 

(Ảnh: thehealthy)

 

Tuy nhiên, người ta có câu “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, và cũng có câu “Cái khó ló cái khôn”. Chất xám và bản lĩnh của đội ngũ sáng lập hay marketing của các thương hiệu mỹ phẩm non trẻ có cơ hội chứng minh giá trị của mình từ đây. Ví dụ, một thương hiệu mỹ phẩm Hiki, chuyên sản xuất các sản phẩm chăm sóc cơ thể, vốn định ra mắt đầu năm nay, đã quyết định quyên góp toàn bộ các sản phẩm “vốn định để bán” của mình cho các nhân viên y tế. Nghe thì có vẻ giống như ném tiền qua cửa sổ, nhưng đây lại là một quyết định thông minh, tạo dư luận tốt cho thương hiệu, và còn khiến cho xã hội nhận ra rằng mỹ phẩm không phải là mặt hàng “không thiết yếu”.

Trong thử thách luôn có cơ hội. Chính trong thời điểm căng thẳng, phụ nữ nhiều quốc gia vẫn chưa có cơ hội nối lại giao tiếp xã hội như bình thường, thì nhiều hãng mỹ phẩm đã thúc đẩy thông điệp về việc sử dụng mỹ phẩm để chăm sóc bản thân, cân bằng tâm lý.

Với thương hiệu mỹ phẩm xanh BiMore, nhà sáng lập luôn tin rằng, sản phẩm của họ chính là món quà để phụ nữ dành tặng cho chính mình, để duy trì nhịp sống an yên, và dẫu sao, cái đẹp cũng luôn cứu rỗi thế giới.

Nguồn: Bam Bi

Bình luận

Bạn cần Đăng nhập để thực hiện bình luận


Loading...

Bạn có thắc mắc muốn chia sẻ ?

Video clip làm đẹp
  • Cận cảnh hướng dẫn cách bôi dặm lại kem chống nắng

  • Trang điểm Tone Hồng Đất cho vẻ ngây thơ quyến rũ

Thương hiệu uy tín

 

Đang x lý...