Banner top danh mục

Dưỡng gì thì cũng đừng quên chăm sóc và phục hồi gót chân khô nẻ

Admin
18/03/2022 11:47:00

Đừng bôi kem làm chi, đừng bôi dầu dưỡng làm gì cho mệt nếu làm biếng ngâm chân, không chịu kỳ cọ đôi chân ngà ngọc mà lại còn thích đi chân không.

Với da chân, cũng như bàn tay, ngoài nguyên nhân tiếp xúc với chất tẩy rửa mỗi khi lau nhà, giặt giũ mà không đi dép, thì còn có nguyên nhân từ chính chuyện giày dép. Một nghiên cứu cho thấy, 32% phụ nữ đi sai cỡ giày, và không chỉ giày chật mới khiến da chân chịu tổn thương đâu nha mấy bạn. Nếu bạn đi giày rộng và làm bước đi bị sai trọng tâm thì gót chân cũng có thể chịu nhiều áp lực hơn!

Giày cao gót – biểu tượng điệu đà của phụ nữ, được coi là hung thủ khiến gót chân bị nứt nẻ hoặc tổn thương. Nhưng cũng đừng vì vậy mà nghĩ giày bệt là an toàn. Những đôi giày có đế quá mỏng, như kiểu giày búp bê siêu mềm, hay dép đi biển mùa hè, cũng có thể khiến đôi chân phải chịu tác động của nền đất cứng, khiến da chân bị chai hoặc phồng rộp. Nên tốt nhất là hãy chọn một đôi giày thật êm ái, và bạn có thể đến các tiệm đóng giày để đặt làm một đôi giày vừa in với chân mình.

 

Bây giờ tới dưỡng gót chân

Với da chân, đặc biệt là gót chân, nếu đang bị nứt nẻ nặng, chảy máu, đau rát, thì bạn chỉ có thể ngâm chân hàng ngày, rửa nhẹ nhàng, tỉ mỉ cho sạch gót chân, dùng khăn thấm khô rồi lập tức bôi kem dưỡng hoặc các loại chuyên dưỡng tay chân. Nên chọn các sản phẩm có thành phần bơ Shea cao thì mới ''xi nhê''.

Với tình trạng này thì không thể dùng biện pháp mạnh mà chỉ có thể ngâm rồi bôi dưỡng thật tốt đều đặn hàng ngày chờ phục hồi dần và nhớ là không được đi chân không.

Còn trường hợp gót chân bị nứt nẻ nhưng không nặng đến mức chảy máu thì có thể áp dụng biện pháp mạnh để tẩy da chết chuyên sâu.

 

(Ảnh: healthline)

 

Phương pháp đầu tiên được gợi ý là xài đá kì

Rất nhiều người thích xài đá kì, nhưng hay bị dùng sai cách. Bạn phải ngâm chân trong nước ấm khoảng 10 phút (có thể pha thêm chút dầu massage vô trong nước ngâm chân để làm mềm da nhanh). Trong lúc đó cũng ngâm luôn cả viên đá kì vô chậu nước ngâm chân luôn chứ không được dùng đá khô để kì lên da nha. Ngâm xong 10 phút thì lấy khăn thấm khô chân, rồi dùng đá massage nhẹ theo chuyển động vòng tròn. Tế bào chết dưới chân cũng phải được loại bỏ từ từ, chứ không phải trợn mắt chà tới chà lui đỏ rát gót chân.

Mỗi lần dùng đá kì để tẩy tế bào chết cho chân, bạn chỉ cần thực hiện 2-3 phút, và cũng chỉ cần làm 3-4 lần mỗi tuần. Kì xong thì tráng lại chân bằng nước sạch, rồi dưỡng ẩm luôn bằng bơ dưỡng, kem dưỡng hoặc dầu massage, và tối ưu nhất là nên đi tất (vớ) suốt đêm.

Nếu không mua được đá kì, mấy bạn có thể xài xơ mướp (loại đã được sản xuất để bán), xài xơ mướp thì bạn áp dụng y như với đá kì như đã ghi ở trên nha.

 

Phương pháp gợi ý thứ hai

Nếu việc dùng đá kì và xơ mướp quá phức tạp, tốn thời gian, thì bạn có thể tìm các sản phẩm tẩy da chết cho chân chứa thành phần AHA (lactic acid, glycolic acid). AHA có khả năng đào thải tế bào chết trên bề mặt da, giúp da mềm hơn và dùng kem dưỡng/dầu massage sẽ thấm tốt. Đừng xài BHA cho da chân vì nó sẽ không có tác dụng.

 

Nếu không đủ điều kiện thực hiện được 2 gợi ý trên

Nếu bạn không mua được đá kì, không có xơ mướp, không có AHA... thì cách đơn giản nhất để cải thiện đáng kể tình trạng nứt nẻ gót chân là, hãy tham khảo những cách sau đây:

- Hằng ngày, mỗi khi tắm (và cả những ngày ở dơ không tắm), mấy bạn nên dùng bàn chải mềm kỳ cọ gót chân cho sạch (kỳ cọ với sữa tắm, xà phòng gì cũng được).

- Mỗi lần tắm thì kỳ cọ gót chân sau cùng, vì quá trình tắm cũng đủ thời gian làm da chân mềm ra.

- Bữa nào lạnh quá ở dơ không tắm thì ngâm chân nước ấm cho da mềm rồi hãy kì cọ, như vậy thì lớp da chết và chất bẩn bám trong kẽ nứt sẽ dễ dàng bong ra.

- Đã mất công ngâm chân thì nhất định phải ngâm với món gì đó như: dầu dưỡng, thảo dược ngâm chân, rượu gừng nghệ, rượu hạt gấc... để tăng khả năng dưỡng đôi bàn chân, lại còn giữ ấm chân, lưu thông máu giúp ngủ ngon.

- Ngâm xong xuôi thì lau khô chân, và ngay sau khi lau khô chân, lúc da còn ẩm, bạn lập tức bôi kem, hoặc dầu dưỡng hoặc bất cứ món gì mấy bạn đang có, sau đó đẹo tất (vớ) nếu trời lạnh, hoặc không thì đi dép trong nhà.

- Hãy nhớ, bị nứt gót chân thì đừng có đi chân không, tình trạng sẽ rất khó cải thiện.

 

 

Lưu ý lại lần nữa, cần phải thực hiện công đoạn như tui nói ở trên, nếu không ngâm chân, không chịu khó kì cọ cho bay lớp da chết đi, thì dầu dưỡng hay kem dưỡng không có cách nào thẩm thấu vô bên trong để mà cải thiện vết nứt nẻ được. Cho nên, đừng bôi kem làm chi, đừng bôi dầu dưỡng làm gì cho mệt nếu làm biếng ngâm chân, không chịu kỳ cọ đôi chân ngà ngọc mà lại còn thích đi chân không.

Mấy bạn cứ làm đi, không cải thiện nhiều thì cũng cải thiện ít, chắc chắn có hiệu quả, chỉ cần chịu khó, nghiêm túc thực hiện đều hàng ngày các công đoạn như gợi ý ở trên.

Nội dung không nhiều nhưng tui ghi dài dòng, kỹ lưỡng là vì muốn diễn đạt một cách dễ hiểu nhất, để mấy bạn đọc tới đâu hiểu tới đó, không bỏ qua chi tiết nào. 

Nguồn: Thu Lành Nguyễn 

Bình luận

Bạn cần Đăng nhập để thực hiện bình luận


Loading...

Bạn có thắc mắc muốn chia sẻ ?

Video clip làm đẹp
  • Gầu là hệ quả của những nguyên nhân bất ngờ

  • Cục mụn khó ưa - Hay nổi mụn quá phải làm sao?

Thương hiệu uy tín

 

Đang x lý...