Banner top danh mục

Tại sao gót chân lại nứt nẻ? Phải làm sao để hết?

Admin
28/08/2020 08:41:00

Bạn phải cần một chế độ chăm sóc gót chân hợp lý hàng ngày để lâu bền hơn, không để tái đi tái lại rồi bôi kem đặc trị quanh năm.

Có một thông tin hơi bị buồn nhẹ, là phụ nữ có nguy cơ bị nứt gót chân nhiều hơn 50% so với nam giới. Nếu như vấn đề da khô nứt nẻ thường là tình trạng của mùa đông hanh khô, thì riêng với gót chân, tình trạng này có thể diễn ra quanh năm, bất kể đông hay hè, khi chân đổ nhiều mồ hôi thì còn dễ bị nứt gót chân hơn.

 

Nguyên nhân vì sao

Lý do ở đây là, gót chân vốn phải chịu trọng lượng của toàn bộ cơ thể. Do đó, dù độ ẩm môi trường có dồi dào tới đâu, nhưng do ngoại lực tác động thì lớp màng bảo vệ da, bảo vệ độ ẩm tự nhiên cho vùng gót chân cũng dễ bị tổn thương. Hai nguyên nhân phổ biến nhất dễ dẫn đến nứt gót chân là do phải đi đứng nhiều, hoặc do đi giày dép quá chật, không thoải mái. Những người béo phì, thừa cân cũng dễ bị nứt gót chân, vì chân phải chịu lực nặng hơn. Các nguyên nhân khác có thể là do bị nấm da chân, thiếu vitamin, lão hóa, hoặc thay đổi hormone khi mang thai, và việc giữ vệ sinh chân không sạch sẽ hàng ngày càng làm tình trạng nứt gót nặng thêm.

Khi da chân bị nứt nẻ, cũng giống như với những vùng da khô khác, cách khắc phục phổ biến nhất mà ai ai cũng nghĩ tới là DƯỠNG ẨM. Nhưng nếu đơn giản vậy là xong thì ''hỡi thế gian, nứt gót chân là gì mà các Nàng tối ngày than thở''. Trong khi thực tế, có những người bôi kem dưỡng ẩm cho gót chân cả chục lần mỗi ngày mà gót vẫn nứt toác, thậm chí... chảy máu.

 

(Ảnh: footfiles)

 

Giải pháp là gì bây giờ? 

Thị trường có một số loại kem trị nứt gót chân, nhưng phải cần một chế độ chăm sóc gót chân hợp lý hàng ngày để lâu bền hơn, không để tái đi tái lại rồi bôi kem đặc trị quanh năm.

- Để thực sự nâng niu đôi chân của mình, điều đầu tiên ta có thể làm là ngó vào cái tủ giày dép của mình. Những gì ta có thể làm là chọn những đôi giày dép êm ái, vừa vặn nhất để hạn chế làm tổn thương gót chân.

- Một loại dép nữa cần phải coi trọng khi bị nứt gót chân chính là dép đi trong nhà. Một khi đã bị nứt gót chân thì bất cứ lúc nào cũng phải đi dép, kể cả sàn nhà sạch sẽ hay lót thảm êm ái thì cũng đừng đi chân không. Nhất là khi đi vào nhà vệ sinh hoặc khi vừa lau sàn bằng các loại hóa chất. Nên có một đôi dép mềm như lông thỏ và thoáng mồ hôi để đi trong nhà, bảo vệ da chân tuyệt đối trong mọi hoàn cảnh.

 

(Ảnh: readersdigest)

 

Nếu bị nứt gót nhẹ 

- Tức là da mới chỉ có dấu hiệu chai sần, khô ráp, và bắt đầu có rãnh ở gót, thì mấy bạn nên kết hợp tẩy tế bào chết và ngâm chân, nhưng nhớ là chỉ ngâm nước hơi âm ấm thôi. Da đã khô nẻ mà còn đòi ngâm chân nước nóng khói hương nghi ngút thì sẽ càng dễ mất độ ẩm.

- Ngoài các loại kem đặc trị cho gót chân với công thức siêu đậm đặc/siêu dưỡng ẩm, thì mấy bạn cũng có thể thử dùng các loại bơ dưỡng, dầu dưỡng thực vật đậm đặc hoặc có công thức điều chế đặc biệt.

Nếu như khi chọn dầu dưỡng cho mặt ta phải ưu tiên các loại dầu có công thức lỏng nhẹ, nhanh thấm, THÌ VỚI DA CHÂN, ta nên ưu tiên các loại dầu đậm đặc như dầu dừa, dầu olive, dầu castor, bơ ca cao, bơ hạt mỡ v.v... Đặc biệt, nhà ai đang có sẵn chai Dầu massage hạt gấc của BiMore thì lập tức xài luôn cho đôi chân đi, vừa tạo lớp màng giữ ẩm, vừa hỗ trợ giảm viêm, nấm chân (cũng là nguyên nhân gây nứt gót chân như đã đề cập ở phần trên). 

Cách đơn giản nhất để cải thiện đáng kể tình trạng nứt nẻ gót chân là, hằng ngày, mỗi khi tắm thìbạn nên dùng bàn chải mềm kỳ cọ gót chân cho sạch (kỳ cọ với sữa tắm, xà phòng gì cũng được), tốt nhất là ngâm chân trước khi kỳ cọ gót chân thì lớp da chết và chất cặn bám trong kẽ nứt mới dễ dàng bong ra (có điều kiện thì ngâm rượu hạt gấc cho sát khuẩn và dưỡng da chân). Ngâm xong thì lau khô chân, lúc da còn ẩm, lập tức bôi kem đặc trị hoặc bôi dưỡng, sau đó đẹo tất (vớ) nếu trời lạnh, hoặc đi dép trong nhà. Có một điều mà không phải ai cũng biết, đó là nên chọn tất chân có chất liệu 100% cotton. Vì chất liệu này mới có tác dụng giữ ẩm, mà vẫn thoáng khí, không làm chân bị đổ mồ hôi.

 

(Ảnh: healthline)

 

Còn nếu gót chân bị nặng đến mức chảy máu? 

- Khi gót chân đã bị nứt, chảy máu thì phải kiêng ngâm chân, kiêng tẩy tế bào chết và tất nhiên không thể dùng bàn chải kỳ cọ cho nó tứa máu thêm. Tuy vậy, bạn vẫn tắm rửa bình thường, chú ý chọn xà phòng, sữa tắm dịu nhẹ, không gây rát gót chân mà vẫn giữ vệ sinh sạch sẽ.

- Sau khi tắm xong thì thấm nhẹ nhàng cho khô nước ở chân, vẫn bắt buộc phải bôi sản phẩm dưỡng ẩm cho 2 cái gót.

- Bạn nào bị nứt gót chân nặng, không thể phục hồi trong ngày một ngày hai, thì có thể ra tiệm thuốc mua một chai xịt tạo lớp màng sinh học bảo vệ các vết nứt. Các chai này sẽ xịt ra dung dịch nhìn thì khá bình thường, nhưng có tác dụng giống như khi ta dán băng cá nhân vào vết thương, giúp tránh nhiễm trùng, cho vết nứt nhanh lành và không lan rộng. Sau một tuần áp dụng các phương pháp trên, nếu thấy gót chân không thuyên giảm thì nên đi khám càng sớm càng tốt.

Nguồn: Bam Bi 

Bình luận

Bạn cần Đăng nhập để thực hiện bình luận


Loading...

Bạn có thắc mắc muốn chia sẻ ?

Video clip làm đẹp
  • Cận cảnh hướng dẫn cách bôi dặm lại kem chống nắng

  • Trang điểm Tone Hồng Đất cho vẻ ngây thơ quyến rũ

Thương hiệu uy tín

 

Đang x lý...