Banner top danh mục

Hướng dẫn trẻ kỹ năng kỷ luật

Ly Nguyen
08/08/2020 09:36:00

Dạy dỗ con là cả một nghệ thuật, vì vậy các bậc cha mẹ cần phải khéo léo, kiên trì rèn luyện tính kỷ luật cho con. 

Cha mẹ nào cũng muốn con của mình ngoan ngoan, nề nếp và kỷ luật. Nhưng không phải trẻ tự có được đức tính ấy. Trẻ cần có sự rèn giũa, uốn nắn của cha mẹ ngay từ khi con nhỏ. 

 

1. Lên lịch trình cho con

Để con có được tính tự giác, kỷ luật mỗi ngày, một điều cần làm của các bậc cha mẹ là lên lịch trình cụ thể cho con. Dựa vào đó, con sẽ biết mình cần phải làm gì, biết cách thực hiện theo đúng lịch trình đưa ra và duy trì thành thói quen, kỷ luật tốt mà không cần phải có sự giúp đỡ của cha mẹ.

 

(Ảnh: theconsumervoice)

 

2. Giải thích cho con hiểu các quy tắc của bạn

Có thể lịch trình bạn đưa ra khiến con thực hiện một cách khiên cưỡng và ép buộc. Tuy nhiên, nếu con hiểu được các quy tắc ấy tốt như thế nào, có lợi cho con ra sao, con sẽ hào hứng và tự nguyện hơn. Để làm được điều này, bạn cần giải thích rõ cho con hiểu từng quy tắc mà bạn đưa ra. Ví dụ, nếu con dậy đúng giờ thì con sẽ đi học đúng giờ, hoặc nếu con ăn sáng hàng ngày sẽ có sức khỏe tốt và tràn đầy năng lượng cho một ngày học tập ở trường.

 

3. Giải thích các hậu quả 

Bên cạnh giúp con hiểu được những lợi ích của tính kỷ luật, bạn cũng cần làm cho con hiểu được những hậu quả tiêu cực khi con không được rèn giũa đức tính này. Từ đó giúp con tự ý thức được hành vi của mình mà cha mẹ không cần phải quát mắng hay la hét. Hãy để con tự học cách đưa ra quyết định lành mạnh, bằng cách kiểm tra các hậu quả về hành vi của mình. Ví dụ, nếu con dậy muộn, con sẽ không kịp ăn sáng dẫn đến đói bụng, sức khỏe yếu, ngoài ra còn còn đi học muộn và đối mặt với hình phạt của cô giáo.

 

4. Chỉnh các hành vi chưa chuẩn

Vì con còn nhỏ nên sẽ thường xuyên mắc lỗi và có những hành vi chưa chuẩn. Nhiệm vụ của các bậc cha mẹ là rèn cho con tính kỷ luật và kiên trì nhiều năm trau dồi để con hoàn thiện bản thân. Ví dụ, khi con nói trống không với người lớn, cha mẹ cần làm mẫu cho con thực hiện lại, giải thích rõ cho con hiểu khi con nói như vậy. Nếu con tái phạm, cha mẹ có thể yêu cầu con xin lỗi và nói lại cho chuẩn. Nhiều lần như vậy, con sẽ có thói quen nói năng lễ phép, ngoan ngoãn.

 

(Ảnh: talkable)

 

5. Khen ngợi và thưởng khi con có hành vi tốt

Khi con có hành vi tốt, cha mẹ nên có những lời khen ngợi và mức thưởng phù hợp. Bởi vì khi hành vi tốt của con được chú ý và khen ngợi kịp thời sẽ làm con phấn khích, ghi nhớ nhanh, tăng khả năng lặp lại những hành vi đó. Những lời khen ngợi này giúp con thấy mình đang làm việc tốt, cần duy trì. Sau này bạn không cần phải nhắc nhở, con cũng tăng dần tính tự giác hơn.

 

6. Dạy con kỹ năng giải quyết vấn đề

Điều này rất quan trọng trong quá trình hình thành đức tính kỷ luật của con, giúp con biết lựa chọn những kỹ năng đúng đắn. Khi con gặp một tình huống khó khăn, cha mẹ cùng thảo luận và giúp con đưa ra hướng giải quyết đúng nhất. Có thể lúc đầu cách giải quyết của con chưa đúng nhưng không sao cả, hoặc là cha mẹ gợi ý giúp con, hoặc là để con tự trải nghiệm và rút ra bài học, rồi sửa sai, làm lại.

Ví dụ, nếu con thường xuyên dậy muộn, hãy hỏi con nên làm gì để dậy sớm hơn. Nếu con chưa tìm ra câu trả lời, cha mẹ có thể gợi ý như đi ngủ sớm hơn, sử dụng chuông báo thức. Cách làm này không chỉ giúp con tự ý thức được việc làm của mình mà còn tạo cho con tính sáng tạo và kỷ luật.

Bình luận

Bạn cần Đăng nhập để thực hiện bình luận


Loading...

Bạn có thắc mắc muốn chia sẻ ?

Video clip làm đẹp
  • Cận cảnh hướng dẫn cách bôi dặm lại kem chống nắng

  • Trang điểm Tone Hồng Đất cho vẻ ngây thơ quyến rũ

Thương hiệu uy tín

 

Đang x lý...