Khi con làm những điều này thì mẹ đừng nghĩ là con hư nhé
Admin
08/07/2024 09:10:00
Giúp "mom" hiểu em bé của mình.
Trẻ lên hai cũng là lúc con bước vào giai đoạn thay đổi mọi thứ như thói quen, hành động, suy nghĩ. Sẽ có lúc con chưa biết cách kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc nên đâm ra khóc lóc hoặc có những phản ứng mà mẹ nghĩ là con không ngoan. Đừng vội kết luận như vậy và cũng đừng mang roi ra phạt con mẹ nhé. Mẹ hãy ngồi xuống lắng nghe tâm sự của con xem sao!
(Ảnh: triadmomsonmain)
Nói “không”
Trẻ bắt đầu nói “không” hoặc tỏ thái độ phản đối khi 2 tuổi rưỡi hoặc 3 tuổi. Lúc này, mẹ đừng nghĩ là con bướng bỉnh cãi lời. Thay vào đó, mẹ hãy lắng nghe ý kiến của con, biết được vì sao con nói “không”. Đồng thời, mẹ cũng nên để con được làm theo suy nghĩ của mình trong một giới hạn nhất định. Đây cũng là cách để mẹ tập cho bé thói quen tự suy nghĩ, tự đưa ra quyết định, tự hành động và chịu trách nhiệm. Điều này sẽ giúp con trở thành người tự tin, chủ động và độc lập.
Lặp đi lặp lại một câu nói
Thấy con cứ hỏi mãi một câu, nói mãi một từ hay một câu nào đó, chắc hẳn bà mẹ nào cũng dần mất kiên nhẫn phải không? Lặp đi lặp lại cũng là một thói quen tốt để trẻ rèn trí nhớ thông qua âm thanh. Hơn nữa việc lặp lại này không kéo dài nên mẹ đừng lo lắng. Hãy kiên nhẫn trả lời và lắng nghe con nói, vì đó cũng là lúc bạn rèn cho con tính kiên nhẫn. Nếu bạn quát tháo và phạt trẻ, biết đâu nó sẽ gây ra phản ứng tiêu cực đối với con đó.
Hôm qua ngoan, hôm nay thì... hư
Hôm nay bạn không cho con dùng iPhone, iPad, vậy là con bắt đầu quấy khóc. Bạn nghĩ con hư, nhưng liệu có đúng như thế? Trẻ luôn ghi nhớ luật chơi, đặc biệt là với những trò chơi mà con thích. Sử dụng iPhone, iPad đối với bé cũng là một trò chơi. Nếu hôm qua bạn cho con chơi điện thoại mấy tiếng đồng hồ để con yên lặng cho bạn làm việc, vậy thì hôm nay con sẽ không thể hiểu vì sao bạn lại phá luật chơi. Thay vì “phá luật” chỉ vì bạn có nhiều quyền hành hơn thì ngay từ đầu, bạn hãy đặt ra những quy tắc để trẻ tuân theo và bản thân bạn cũng nên cố gắng làm theo chính những quy tắc mình đề ra.
(Ảnh: babychick)
Trẻ ném đồ vật
Bạn thấy con ném đồ chơi, ti giả xuống sàn và bắt đầu khóc lóc cho đến khi bạn trả lại những món đồ đó cho con. Nghĩa là sao nhỉ? Đối với trẻ sơ sinh, do não của bé chưa phát triển toàn diện nên con sẽ làm việc đó một cách vô thức. Vì vậy mẹ đừng vội kết luận con là đứa trẻ hư và quát mắng con nhé. Điều đó sẽ làm con sợ hãi đấy. Với một đứa trẻ trên 2 tuổi, chúng bắt đầu nhận thức được vấn đề thì mẹ hãy giải thích cho con hiểu việc ném đồ vật là không tốt. Đây cũng là lúc bạn dạy cho con biết mối quan hệ nguyên nhân - kết quả. Nếu con vứt đồ chơi thì đồ chơi sẽ hỏng và mẹ sẽ không mua lại cho con nữa. Từ đó bé sẽ bắt đầu hình thành thói quen trước khi làm gì cũng cần suy nghĩ hậu quả.
Xem thêm: Một trường hợp, hai cách nói, chọn cách nói nào để giáo dục bé đúng cách?
Bạn có thắc mắc muốn chia sẻ ?
Không muốn có đôi mắt gấu trúc thì hãy thử áp dụng 4 công thức này
Những nguyên liệu tự nhiên giúp bạn chăm sóc đôi mắt.
-
Nước hoa vải khử mùi lưu hương Bambi cao cấp
-
Ủ tóc trước khi gội - hiệu quả dưỡng mọc tóc vượt trội