Banner top danh mục

Đừng để áp lực học hành trở thành con dao hai lưỡi với con

Admin
16/12/2021 09:27:00

Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng chán nản, căng thẳng và thậm chí là trầm cảm ở lứa tuổi học đường chính là áp lực học hành đè lên vai.

Xã hội ngày càng phát triển, con người lại càng đặt nhiều kỳ vọng lên việc học hành của con trẻ. Đã có nhiều bậc phụ huynh không ngừng thúc ép con phải học thật nhiều để bằng bạn bằng bè. Một số thống kê đã chỉ ra, chỉ có 20% trẻ em trong độ tuổi đến trường được ngủ đủ giấc, trong khi 80% còn lại thường xuyên ở trạng thái thiếu ngủ, mệt mỏi vì áp lực học hành, bài vở và thi cử.

 

(Ảnh: americanprogress)

 

Thế nhưng, không phải ai cũng biết và quan tâm đến thực tế đáng buồn này vì quan điểm cho rằng “có áp lực thì mới sinh ra kim cương”. Mặc dù, xuất phát từ mong muốn các con có một cuộc sống và tương lai tốt đẹp, cha mẹ lại không biết lắng nghe con để hiểu điều con thực sự cần.

Thực tế đã cho thấy áp lực học tập có thể sinh ra rất nhiều hậu quả nguy hiểm cả về thể chất và tinh thần cho con do thường xuyên ở trong tình trạng ăn uống thất thường vì lịch học dày đặc, ngủ không đủ giấc vì bài vở quá nhiều, cùng với những nỗi sợ vô hình mỗi dịp thi cử… Tất cả những điều này làm cho con có kết quả học tập không tốt, không muốn đến trường, thậm chí cãi lại cha mẹ và học tập kiểu đối phó. Cá biệt có những trẻ tâm lý yếu còn rơi vào tình trạng trầm cảm học đường.

Vậy phải làm sao khi các con phải đối diện với những nguy cơ từ áp lực học hành? Nếu như dành đủ yêu thương và thời gian quan tâm đến trẻ, mẹ sẽ biết được mình cần làm gì là tốt nhất cho con. Hi vọng những lời khuyên dưới đây sẽ phần nào giúp được các mẹ đang có con trong độ tuổi đến trường tránh được những căng thẳng trong học tập.

 

(Ảnh: thesector) 

 

1. Không bắt con làm tốt mọi thứ và đừng đánh giá theo điểm số, hãy xem những tiến bộ của con.

2. Tạo cho con hứng thú học hành bằng cách cho con khám phá lĩnh vực mình yêu thích.

3. Luôn học đi đôi với hành vì thực hành giúp con nhớ kiến thức hiệu quả hơn.

4. Xây dựng thời khóa biểu khoa học để con có cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng học tập.

5. Có một mục tiêu rõ ràng với từng môn học và mục tiêu đó cần phải phù hợp với khả năng của con.

6. Chia kiến thức thành những phần nhỏ để con không phải đối mặt lượng kiến thức khổng lồ và tiếp thu bài dễ dàng hơn.

7. Trò chuyện với con hằng ngày để biết ước mơ và mong muốn của con, từ đó định hướng cho con về khả năng của bản thân.

8. Luôn dành cho con những giây phút nghỉ ngơi và thư giãn phù hợp trong tuần để không bị quá tải vì học.

9. Dành phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực học tập của con.

10. Khuyến khích con luyện tập thể dục thể thao hằng ngày.

Bình luận

Bạn cần Đăng nhập để thực hiện bình luận


Loading...

Bạn có thắc mắc muốn chia sẻ ?

Video clip làm đẹp
  • Cận cảnh hướng dẫn cách bôi dặm lại kem chống nắng

  • Trang điểm Tone Hồng Đất cho vẻ ngây thơ quyến rũ

Thương hiệu uy tín

 

Đang x lý...