Banner top danh mục

Một trường hợp, hai cách nói, chọn cách nói nào để giáo dục bé đúng cách?

Admin
04/01/2024 08:58:00

 Nói sao cho đúng và có hiệu quả.

Cùng là một mục đích nhưng mỗi câu nói lại có những cách tác động khác nhau. Có câu nói gây cảm xúc tiêu cực, khó chịu. Có câu nói lại trở thành lời động viên hoặc hướng dẫn tận tình. Đối với trẻ con, nói như thế nào lại càng quan trọng. Vì những câu nói đó in vào tiềm thức của trẻ, đồng thời góp phần hình thành tính cách và tâm lý.

 

(Ảnh: yellowchaircollective)

 

“Chúng ta nên tiết kiệm để mua những thứ khác quan trọng hơn.”

Khi trẻ đòi mua một món đồ gì đó, thay vì nói “mẹ không đủ tiền” thì bạn hãy nói “mẹ con mình nên tiết kiệm để mua những thứ khác quan trọng hơn”. Nếu bạn nói “mẹ không đủ tiền”, điều đó vô hình trung khiến trẻ nghĩ gia đình mình nghèo khó, sống khổ sở và đang đối mặt với gánh nặng tài chính. Nếu bạn nói tiết kiệm mua những thứ khác quan trọng hơn, ví dụ như bàn học mới, tủ quần áo mới cho con, thì trẻ sẽ bắt đầu có ý thức về chi tiêu và tiết kiệm

 

“Lần sau con có thể thử lại.” 

Khi con làm hỏng hay làm sai, và trước đó bạn đã cảnh báo với con, vậy thì đừng nói với con rằng “đấy, thấy chưa, mẹ đã bảo rồi mà”. Câu nói đó tạo cảm giác dường như bạn là người chiến thắng, con không nghe lời thì con là kẻ thua cuộc. Đúng là con đã làm hỏng, làm sai vì không nghe theo ý kiến của cha mẹ, song ở một khía cạnh tích cực hơn, điều đó góp phần tạo nên trải nghiệm và bài học cho con. Trong trường hợp này, bạn có thể động viên bé bằng một số câu nói như “lần sau con có thể thử cách khác”, “lần sau con có thể thử làm theo gợi ý của mẹ xem sao”. 

 

“Mẹ không muốn con làm như vậy vì...” 

Bé chơi đùa ồn ào làm bạn bực mình. Điều đầu tiên, bạn cần kiểm soát cảm xúc thay vì hét toáng lên “con làm mẹ phát cáu lên rồi đây này” hoặc “con mà con như thế là mẹ phạt con đấy”. Hãy bình tĩnh giải thích một cách ôn hòa, chẳng hạn như “mẹ đang làm việc, nếu con làm như vậy thì mẹ không thể tập trung được”, “mẹ không muốn con làm như vậy vì nó sẽ khiến con bị mệt”, “nếu con hư thì mẹ sẽ rất buồn đó!”. Quan trọng là hãy đưa cho trẻ một (vài) lý do hợp lý để trẻ hiểu vấn đề và hậu quả. Còn la hét quát tháo với trẻ chỉ chứng tỏ bạn là một phụ huynh không biết giữ bình tĩnh mà thôi. 

 

(Ảnh: istockphoto)

 

“Con có nghĩ là...”

Khi bé chơi xếp hình, giải câu đố hoặc làm một việc gì đó mà chẳng may bị tắc, lúc này bạn sẽ nói gì? “Để mẹ làm cho nào”? Ồ không, đừng nói như vậy với trẻ. Biết là các bà mẹ thường muốn bao bọc, che chở cho con, nhưng những việc rất nhỏ mà bạn cũng phải ra tay thì sẽ vô tình ngăn cản sự phát triển của trẻ. Hợp lý nhất là bạn chỉ cần đưa ra một vài gợi ý như “con có nghĩ là...”, “hay là con thử...”. Hãy là một người hướng dẫn cho bé thay vì việc gì cũng giải quyết luôn hộ con, các mẹ nhé! 

Bình luận

Bạn cần Đăng nhập để thực hiện bình luận


Loading...

Bạn có thắc mắc muốn chia sẻ ?

Video clip làm đẹp
  • Gầu là hệ quả của những nguyên nhân bất ngờ

  • Cục mụn khó ưa - Hay nổi mụn quá phải làm sao?

Thương hiệu uy tín

 

Đang x lý...