Banner top danh mục

Các thương hiệu mỹ phẩm đang phải làm gì trong thời kỳ bão giá?

Admin
13/10/2022 15:28:00

Một số thương hiệu lớn trên thế giới còn đang phải tính đến phương án thay đổi công thức sản phẩm để duy trì một mức giá tối ưu nhất. 

Khi một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang diễn ra và vẫn chực chờ bùng nổ thêm, thì ngành công nghiệp mỹ phẩm cũng như đứng trên chảo lửa, vì người tiêu dùng có thể cắt giảm nhu cầu chi tiêu cho nước hoa, mỹ phẩm trang điểm và sản phẩm làm đẹp bất cứ lúc nào, trong khi đó, nguyên liệu mỹ phẩm lại tăng giá.

Ngành sản xuất mỹ phẩm đang phải đối mặt với nỗi khổ trăm bề:

- Sự tấn công của lạm phát
- Tình hình chiến sự phức tạp
- Những biến đổi khí hậu cực đoan.

Tất cả đồng thời tạo ra nhiều vấn đề như:

- Khan hiếm nguyên liệu thô, các công xưởng đua nhau đóng cửa giải tán
- Khó khăn trong khâu vận chuyển, xuất nhập khẩu
- Các loại vỏ hộp giấy, vỏ hộp bìa carton cũng tăng đến 75%.

Có khác gì đang ở thế “trên đe dưới búa” đâu, bởi vì tăng giá sản phẩm thì lại dễ mất khách hàng. 

 

(Ảnh: healthline)

 

Tới nỗi, một số thương hiệu lớn trên thế giới còn đang phải tính đến phương án thay đổi công thức sản phẩm để duy trì một mức giá tối ưu nhất. Trong khi đó, nhiều sản phẩm mới vốn được ấp ủ sẽ được ra mắt trong năm nay hoặc năm sau thì có thể bị hoãn vô thời hạn vì vấn đề chi phí sản xuất bị đội lên quá nhiều so với dự tính ban đầu.

Hủy sản phẩm vẫn còn là một phương án tươi sáng so với nhiều doanh nghiệp mỹ phẩm kém may mắn khác. Một số thương hiệu còn phải thu gọn bộ máy, đồng nghĩa với việc sa thải nhân viên, nhằm tiết kiệm chi phí, tìm cách cầm cự qua ngày. Ngoài ra, cũng có một số nhân viên tự chủ động nghỉ việc trong ngành mỹ phẩm để tìm tương lai trong các ngành nghề khác ổn định hơn, ít bị ảnh hưởng bởi lạm phát hơn.

Đừng nghĩ cuộc khủng hoảng này chỉ ảnh hưởng đến những thương hiệu “vô danh tiểu tốt”. Đến cánh chim đầu đàn như Unilever cũng từng trả lời báo chí rằng, họ bắt buộc phải thay đổi công thức sản phẩm vì những lý do bất khả kháng. Ví dụ, nhiều sản phẩm đã phải thay thế dầu hướng dương bằng các thành phần khác. Lý do là nguồn cung dầu hướng dương bị ảnh hưởng trầm trọng do tình hình chiến sự ở Ukraina.

Một số thành phần khác tưởng chừng như vô cùng phổ biến, chẳng có gì hiếm có khó tìm thì giờ cũng bắt đầu giảm nguồn cung như glycerin và citric acid.

 

(Ảnh: allure) 

 

Sự khan hiếm này có thể ảnh hưởng tới mọi nền mỹ phẩm, dù là châu Á, hay Âu-Mỹ, dù là mỹ phẩm được gắn mác “thiên nhiên”, “hữu cơ” hay “dược mỹ phẩm”, “mỹ phẩm bình dân”, “mỹ phẩm cao cấp” v.v... Tuy nhiên, thương hiệu nào càng phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu nhiều thì càng trở nên bị động và bị ảnh hưởng lớn. Chính vì vậy mà các thương hiệu mỹ phẩm đang chuyển sang hướng “địa phương hóa”, tận dụng các nguồn nguyên liệu trong nước, hoặc thậm chí chủ động bao tiêu các vùng nguyên liệu, đặc biệt là nông sản địa phương.

Tóm lại, cũng như với nhiều ngành nghề khác, chỉ có những thương hiệu mỹ phẩm thực sự nhanh nhạy với những biến đổi của thị trường, linh hoạt ứng biến và thích nghi thì mới có thể tồn tại. Có những thương hiệu đã xác định sẽ hoạt động ở mức “hòa vốn” trong vòng vài năm để chờ cho giai đoạn khó khăn này qua đi rồi mới hồi phục sau. 

Nguồn: Thu Lành Nguyễn 

Bình luận

Bạn cần Đăng nhập để thực hiện bình luận


Loading...

Bạn có thắc mắc muốn chia sẻ ?

Video clip làm đẹp
  • Gầu là hệ quả của những nguyên nhân bất ngờ

  • Cục mụn khó ưa - Hay nổi mụn quá phải làm sao?

Thương hiệu uy tín

 

Đang x lý...